Archnews Kienxinh Kienxinh
0903 855 288 (Zalo)
0918 092 310 (Kts.Lý)
vhtrung@kienxinh.com
kmly@kienxinh.com
HCM:08h-17h30 | T2-T7
Online with Archnews

( 0 )

Quan điểm sáng tạo Kiến trúc - Kỳ vọng tương lai cho nền Kiến trúc Việt Nam | KTS. Hồ Thiệu Trị

 
Lịch sử kiến trúc đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm kiến trúc ấn tượng, nhiều công trình đánh dấu những giai đoạn kiến trúc nổi bật. Di sản kiến trúc đem lại cho nhân loại và xã hội những công trình với kiến trúc “ hiện đại” đương thời hay những công trình “truyền thống” cổ điển. Quan điểm thiết kế và sự sáng tạo là điểm khởi nguồn cho nghệ thuật tạo hình trong đó kiến trúc đã đi đầu với những tác phẩm giá trị, tạo nên lịch sử và sống mãi với thời gian. Quan điểm sáng tạo thiết kế có thể có khác nhau, dị biệt, thậm chí là bất đồng, gây tranh cãi. Cũng chính điều này tạo những câu chuyện lý thú về những công trình nổi tiếng giữa kiến trúc hiện đại và kiến trúc cổ xưa truyền thống.
 
 
 
1. Câu chuyện tháp Eiffel - KTS Gustave Eiffel (1889)
 
Năm 1889, nhân dịp cuộc triển lãm Quốc tế tại Paris, tháp Eiffel mang tên tác giả Gustave Eiffel được ra đời trong sự chống đối mạnh mẽ của dư luận thời đó.
 
Năm 1887, hai năm trước khi công trình hoàn tất; một nhóm nghệ sĩ bao gồm các nhà văn, nhà lịch sử, nghệ sĩ, kiến trúc sư đương thời đã kiến nghị lên thành phố chống đối sự xây dựng và cho nó là “Một quái vật” –  "Monster”.
 
Sự xuất hiện của một công trình gồm toàn thép và bu long sẽ làm ảnh hưởng nặng nề, phá đi cảnh quan kiến trúc chung của Paris với các công trình cổ kính mang tính truyền thống; xây dưng với đá tảng- vật liệu xây dựng chính của thế kỷ 19.
 
 
Và ngày nay, tháp Eiffel với chiều cao 324m nổi bật trên nền mái nhà chung quanh với chiều cao khoảng 30m; trở thành biểu tượng của Paris nay đã được 130 tuổi, vượt cả không gian và thời gian.
 
2. Câu chuyện tháp Pyramid Louvre – KTS Leoh Ming Pei (1989)
 
Năm 1989, kim tự tháp Pyramid Louvre ra đời, dư luận nhìn thấy ngay trong sự đau đớn đó là một trận chiến báo chí, truyền thông khốc liệt đã xảy ra ; những tiếng la ó, những lời phê bình nặng nề, xem như một sự xúc phạm về văn hóa lịch sử kiến trúc của bảo tàng Louvre.
 
30 năm sau (2019), tác phẩm độc đáo của Kiến trúc sư  Leoh Ming Pei đã dành được những lời khen ngợi xứng đáng: "Louvre là bảo tàng duy nhất trên thế giới với lối vào là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo".
 
Câu chuyện về các sợi dây của Kiến trúc sư Leoh Ming Pei để giải thích hình ảnh của Pyramid Louvre: Kiến trúc sư đã yêu cầu và cho dựng lên một khối điện theo tỷ lệ 1 : 1 trong không gian giữa sân bảo tàng louvre với các sợi dây thừng để chứng minh và bảo vệ quan điểm sáng tạo của mình và ông đã thuyết phục được dư luận công chúng. ngày nay nơi đây là bảo tàng được thăm quan nhiều nhất trên thế giới.
 
 
Ngày nay, mọi người yêu công trình Pyramid này bởi nó cũng là biểu tượng của Paris và đứng hàng thứ ba sau các tác phẩm điêu khắc hội họa Venus De Milo ; tranh La Joconde. Ngày hôm qua người ta chống đối ghét bỏ nó, mang đến những phê phán dư luận mạnh mẽ nhất.
 
3. Câu chuyện Trung tâm Nghệ thuật đương đại Georges - Pompidou - Renzo Piano & Richard Rogers (1977)
 
Cùng với tháp Eiffel, Pyramid Louvre; Trung tâm Pompidou ra đời trong sự phê phán cũng hết sức khốc liệt: Đây là một xưởng lọc dầu giữa khu trung tâm cổ kính của Paris với hình ảnh nhà thờ đức bà Notre Dame gần "hệ thống ống", và được xem là "sự hổ thẹn về Kiến trúc của nước Pháp" lúc bấy giờ.
 
 
Ngày 31/1/1977, công trình được khánh thành với sự thành công rực rỡ với 25.000 người đã tới tham dự. Ngày nay, Centre Pompidou trở thành một công trình lịch sử mang dấu ấn hiện đại giữa lòng phố cổ Paris, bảo tàng nghệ thuật đương đại lớn nhất thế giới và có lượng khách tham quan nhiều nhất.
 
Kết luận
 
Như vậy 3 công trình di sản kiến trúc quan trọng tại Paris đã được thiết kế sáng tạo với quan điểm rõ ràng và mạnh mẽ. thành phố Paris đẹp với những công trình xây dựng bằng đá theo phong cách cổ điển, gothique. Tuy vậy, quan điểm thiết kế sáng tạo của các kts trên đã thổi một luồng gió mới - kiến trúc đương đại vào trong không gian kiến trúc mang tính truyền thống cổ kính. Sự khác biệt về quan điểm sáng tạo đã gây ra nhiều tranh cãi, dư luận hai chiều; mang đến sự chú ý quan tâm đặc biệt với các góc nhìn khác nhau của các kiến trúc sư, của các nhà phê bình, các nhà văn học, nhà báo chí,... Lịch sử không đứng lại, không dừng lại mà luôn chuyển mình tiến tới với không gian và thời gian.
 
 
Ngày hôm qua, nó (kiến trúc) là cổ điển, là truyền thống; ngày hôm nay “nó” lại trở thành hiện đại. ngày mai nó sẽ là xưa cổ. Sự tiếp diễn và sự tái diễn lặp lại trong lịch sử và nghệ thuật, kiến trúc không ngừng bước. Mỗi thời gian, không gian đánh dấu một chặng đường hình thành, để lại những câu chuyện sáng tác kiến trúc riêng để rồi để lại những công trường cho nhân loại cho di sản kiến trúc & sống mãi với thời gian.
Việt Nam là đất nước với nền kiến trúc bắt đầu hình thành và đang phát triển. Bối cảnh không gian kiến trúc đã được phát triển qua nhiều thời gian và nhiều thế hệ cũng như nhiều trào lưu tiến hóa:
 
    - Sự hội nhập quốc tế đem đến những trào lưu kiến trúc hơi hướng hiện đại góp phần vào việc xây dựng hình ảnh kiến trúc thành phố đô thị khu vực của Việt Nam.
 
    - Thời lịch sử ngàn năm với nhiều kiến trúc dân gian, đền chùa, nhà cổ phảng phất hình ảnh một kiến trúc truyền thống cổ xưa Việt Nam.
 
    - Thời kỳ Đông Dương để lại nhiều công trình mang kiến trúc thuộc địa, đặc thù tại Đông Dương, gọi là kiến trúc Đông Dương.
 
Hiện đại và Truyền thống luôn là đề tài, là câu chuyện đang sôi động, nóng và được quan tâm nhiều ở Việt Nam.
 
    - Miền bắc với hà nội thủ đô, thành phố của hơn ngàn năm phát triển; những công trình xưa cổ chen lẫn các công trình kiến trúc Đông Dương và công trình hiện đại thời nay.
 
    - Miền trung, huế cổ kính với nhiều đồi núi, cây xanh. sự phát triển về du lịch đã đem lại một diện mạo mới cho khu vực trên nền kiến trúc cổ kính, hoàng gia, lăng tẩm.
 
    - Miền nam với TP. HCM, đã hình thành 3 thế kỷ. các công trình kiến trúc quan trọng mang hình ảnh kiến trúc Đông Dương đánh dấu một thời ký phát triển. Sự giao thoa giữa truyền thống (mới) và hiện đại đang diễn ra và tiếp diễn mạnh mẽ. đó cũng là câu chuyện về quan điểm thiết kế, sáng tác của các kiến trúc sư.
 
1.    Dự án mở rộng, chỉnh trang Thư viện và Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh
 
Địa điểm: Dự án là một khu đất có nhiều di tích kiến trúc của các thời khác nhau
 
-       UBND thành phố: xây dựng từ năm 1898 - 1909, kiến trúc cổ điển
 
-       Bảo tàng thành phố: Thành lập từ năm 1978, kiến trúc cổ điển
 
-       Thư viện thành phố: Xây dựng những năm 60, kiến trúc cổ điển
 
-       Khu phố thương mại dịch vụ cận đại
 
 
Câu hỏi được KTS. Hồ Thiệu Trị đặt ra về quan điểm trong kiến trúc – Truyền thống hay Hiện đại đã thể hiện bài toán dành cho các nhà thiết kế trong việc cân nhắc trong công tác cải tạo hoặc thiết kế hoàn toàn mới tuỳ thuộc vào bối cảnh, vị trí địa lý, tính chất của công trình:
 
-       Như thế nào là một công trình với kiến trúc cổ điển?
 
-       Nghiên cứu 01 hình ảnh kiến trúc tân cổ điển kết hợp truyền thống và hiện đại; kết hợp cổ điển với các đường nét kiến trúc mới?
 
-       Hay thiết kế một kiến trúc hiện đại tương phản với kiến trúc chung quanh?
 
-       Hay thiết kế 01 công trình với hình thức hài hòa đồng điệu với kiến trúc thư viện hiện tại (của những năm 1960)?
 
-       Hay theo định hướng, một quan điểm khác mang tính tương lai?
 
KTS Hồ Thiệu Trị và đồng nghiệp đã chọn con đường của kiến trúc hiện và chuyển tải quan điểm này xuyên suốt dự án. Trong đó yếu tố kết hợp không gian là ngôn ngữ chính của công trình.
 

 
 
 
 
 
2. Lycee Alexander Yersin Hanoi
 
 

Một công trình nhỏ, đơn giản trong dòng suy nghĩ quan điểm thiết kế kết hợp yếu tố Hiện đại và Truyền thống địa phương. Hãy cùng chiêm ngưỡng thước phim về công trình để nhận thấy sự tinh tế trong thiết kế của KTS. Hồ Thiệu Trị và đồng nghiệp.
---
Kết luận
 
Quan điểm thiết kế và sự sáng tạo là điểm khởi nguồn cho nghệ thuật tạo hình trong đó kiến trúc đã đi đầu với những tác phẩm giá trị, tạo nên lịch sử và sống mãi với thời gian. Do đó việc đặt vấn đề và đưa ra cách xử lý có suy tính đến việc ứng xử với môi trường xung quanh các công trình và có tầm nhìn dài hạn về thiết kế để công trình mãi phù hợp với bối cảnh đương thời của khu vực và đô thị.
 
 
Diễn giả: KTS. Hồ Thiệu Trị
 
Ghi chép và biên soạn từ sự kiện YAF 2019: Cát Lê Diễm Ngọc (Nguồn: ArchKii) Kienxinh.com